Nội tiết tố hay còn gọi là hormone, rất quan trọng đối với con người ở cả hai giới. Nếu lượng hormone cân bằng hợp lý thì quá trình trao đổi chất, sinh sản, sinh trưởng… diễn ra bình thường. Còn nếu rối loạn nội tiết tố thì mọi hoạt động sinh lý đều rối loạn theo. Cùng tìm hiểu sự mất cân bằng nội tiết tố là gì, cơ thể phản ứng như thế nào về sự rối loạn này, làm sao để đưa nội tiết về mức bình thường qua bài viết dưới đây của Orihiro.
Rối loạn nội tiết tố là gì?
Cơ thể con người có hệ thống tuyến nội tiết rất đa dạng và phức tạp. Tại đây là nơi sản xuất ra vô vàn hormone khác nhau. Nội tiết tố chịu trách nhiệm điều chỉnh các hoạt động sinh lý diễn ra bình thường. Nó như “sứ giả” kết nối giữa các cơ quan trong cơ thể để hoạt động trơn tru, theo một bộ máy nhất quán. Ví dụ: thùy trước tuyến yên tại não bộ tiết ra hai hormone lutein hóa (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH); hai hormone này lại kích thích buồng trứng sinh hormone Estrogen và Progesteron; nếu Estrogen và Progesterone tăng sẽ gửi tín hiệu ngược về não để ức chế tiết LH và FSH; nếu Estrogen và Progesterone giảm cũng có tin hiệu về não để kích thích hormone gonadotropin (GnRH) tăng tiết LH, FSH.
Nhìn vào ví dụ về vòng chi phối của các hormone cho thấy, rối loạn nội tiết tố là sự thay đổi nồng độ/hàm lượng hormone trong cơ thể, dù chỉ là một hormone đơn lẻ. Hậu quả sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi ở các bộ phận liên quan, có thể phá vỡ các chức năng thiết yếu trong cơ thể. Một hormone mất cân bằng sẽ ảnh hưởng đến các hormone khác, góp phần gây ra các biến chứng nặng hơn. Do vậy, điều trị và duy trì mức độ hormone là cần thiết khi có bất cứ rối loạn nào.
Triệu chứng của rối loạn nội tiết tố
Triệu chứng chung
Các biểu hiện của sự mất cân bằng nội tiết sẽ thể hiện và phụ thuộc vào chính chức năng của hormone bị rối loạn đảm nhiệm. Ví dụ, suy giảm hormone Insulin – hormone điều hòa đường huyết – sẽ khiến làm tăng chỉ số đường trong máu, gia tăng bệnh lý tiểu đường tuýp 2. Tuy vậy, vẫn có các dấu hiệu chung mà nhận thấy được sư bị rối loạn nội tiết tố như:
- Mệt mỏi: Đây là biểu hiện quá phổ biến, hễ cứ có điều bất thường đều ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.
- Tăng cân: Đây là dấu hiệu mà những người bị mất cân bằng nội tiết thường gặp phải, đặc biệt là tăng cân quá nhanh, không kìm được. Điều này là do cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol – một loại hormone gây stress tế bào, nó có xu hướng giữ lại chất béo để làm năng lượng dự phòng cho cơ thể.
- Mất ngủ: Hormone chịu trách nhiệm điều hòa giấc ngủ, tạo giấc ngủ sinh lý và duy trì xuyên đêm là Melatonin. Nếu cơ thể sản xuất không đủ Melatonin thì sẽ gặp khó khăn khi ngủ. Việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt hoạt động khác, tinh thần không minh mẫn, tập trung để làm việc, rồi hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
Triệu chứng rối loạn nội tiết tố
- Lo lắng, trầm cảm, tâm trạng thay đổi: Đây là biểu hiện rõ ràng nhất và hay gặp nhất khi bị rối loạn nội tiết tố.
- Đau và yếu xương khớp: Ở cả phụ nữ và đàn ông khi về già, lượng hormone thay đổi sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý xương khớp. Nguyên do là hormon giới tính Estrogen và Testosterone có đảm nhiệm chức năng tăng hấp thụ canxi và tái tạo xương mới. Nếu hormone giảm sẽ dẫn đến bệnh lý loãng xương, thoái hóa khớp.
- Mọc mụn trứng cá và rụng tóc: Lên mụn nhiều thường xảy ra ở độ tuổi trẻ, mới bước sang tuổi dậy thì có sự thay đổi về hormone giới tính. Còn rụng tóc xảy ra khi sang tuổi trung niên.
Các biểu hiện trên đều xuất hiện ở cả hai giới tính. Sự rối loạn chủ yếu do lão hóa hoặc các bệnh lý tiềm ẩn. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mỗi giới khác nhau mà có những triệu chứng riêng khi thay đổi hormone liên quan đến giới tính.
Triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ
Phụ nữ có thời kỳ kinh nguyệt (lượng hormone nữ Estrogen dồi dào, đều đặn), nhưng hormone thay đổi theo chiều giảm khi bước sang thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh (từ 35 tuổi trở đi). Lúc này, các triệu chứng rõ ràng như:
- Kinh nguyệt không đều, thưa dần và mất hẳn, mất khả năng sinh sản.
- Đổ mồ hôi ban đêm, bốc hỏa.
- Tăng cân, khó ngủ.
- Nhan sắc đi xuống, da dẻ nhăn nheo, sạm đen, nhiều đốm chân chim đồi mồi, da mọc nhiều mụn.
Rối loạn nội tiết tố làm da xấu đi
- Vòng 1 chảy xệ, chùng nhão.
- Tâm trạng thất thường, hay cáu gắt, bực tức, không hài lòng với mọi việc.
- Khô hạn, giảm ham muốn tình dục, đời sống vợ chồng không còn mặn nồng.
- Gặp hội chứng buồng trứng đa nang, sản xuất nhiều hormone nam hơn bình thường, làm mất đi sự nữ tính của người phụ nữ.
Triệu chứng rối loạn nội tiết tố nam
Hầu như nam giới sẽ gặp phải tất cả các triệu chứng chung như kể trên. Thêm vào đó là các biểu hiện riêng chỉ khi hormone nam Testosterone bị suy giảm mới có, như:
- Mãn dục nam – tương tự như tuổi mãn kinh ở nữ, thì nam sẽ gặp phải hiện tượng mãn dục, tức là lượng hormone giảm sâu, ít có cơ hội hồi phục.
- Khả năng sinh lý yếu đi, xuất hiện các vấn đề gây cản trở việc quan hệ tình dục như rối loạn cương dương, giảm ham muốn, xuất tinh sớm,…
- Khả năng ghi nhớ giảm, kém tập trung.
- Cơ bắp yếu mềm, sinh lực giảm không còn sung mãn.
- Tâm lý mặc cảm tự ti về cả ngoại hình lẫn sức khỏe tình dục.
- Tóc rụng nhiều trông thấy.
- Xuất hiện bệnh lý tiền liệt tuyến như u xơ, phì đại.
Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố
Dựa vào triệu chứng sẽ giúp bạn xác định được sự mất cân bằng nội tiết sớm. Nhưng nếu dựa vào nguyên nhân thì có thể xác định được sự thay đổi là của loại hormone nào. Có một số tác nhân tiềm ẩn gây ra sự rối loạn nội tiết tố như:
- Thói quen ăn kiêng: Dẫu biết ăn kiêng là phù hợp với những người thừa cân, béo phì. Nhưng nó không phù hợp khi ăn kiêng quá đà, dẫn đến suy dinh dưỡng. Mà nội tiết tố và dinh dưỡng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu cơ thể không nhận đủ năng lượng hay ăn thực phẩm không lành mạnh thì không sản xuất ra lượng hormone cần thiết. Điều này sẽ gây ra sự mất cân bằng.
- Bệnh lý tuyến giáp: Tuyến giáp cũng là một tuyến nội tiết, nơi sản sinh ra một số hormone quan trọng. Nếu tuyến giáp bị bệnh (suy hoặc cường giáp) sẽ ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể.
- Thiếu ngủ: Khi không ngủ đủ giấc vào ban đêm, lượng hormone có thể dao động nhiều hơn trong ngày. Vậy phải tìm ra nguyên nhân khiến bạn mất hoặc thiếu ngủ để cải thiện, từ đó mới có cách điều chỉnh sự rối loạn nội tiết tố.
- Các bệnh lý khác: Nếu đang mắc một bệnh nào đó nghiêm trọng, có sử phương pháp điều trị bằng thuốc tây thì cũng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Đặc biệt là các bệnh lý nặng, mãn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch…
Nói chung, nếu cảm nhận thấy sự bất thường trong cơ thể, có triệu chứng, có nguyên nhân kể trên thì hãy nói chuyện với bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ về mặt y tế kịp thời để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Làm thế nào để cân bằng nội tiết tố?
Sự rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng phức tạp đến cơ thể và sức khỏe, do vậy cân bằng lại lượng hormone là rất quan trọng. Sau đây sẽ liệt kê các biện pháp nhằm cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Dựa vào nguyên nhân để chúng ta điều chỉnh lối sống như:
Ngủ đủ giấc
Đây là biện pháp hoàn toàn có thể thực hiện một cách dễ dàng. Hãy bỏ các thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ trọn vẹn và sâu nhất. Nếu ngủ đủ giấc thì cơ thể tự nhiên sẽ được hồi sinh, năng lượng sẽ tràn đầy, mọi hoạt động tiết hormone đều diễn ra bình thường. Nếu gặp khó khăn khi ngủ, không phải do ngoại cảnh thì hãy tìm đến các sản phẩm an thần thảo dược, giúp đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn, dễ đi vào giấc hơn.
Ăn uống sinh hoạt lành mạnh
Dinh dưỡng chi phối hoạt động sinh hormone, điển hình như hormone đường huyết. Ăn nhiều chất béo làm tăng cân, phát triển các bệnh lý mãn tính, lúc này phải uống thuốc điều trị, kéo theo rối loạn nội tiết tố. Hay một số vitamin nhóm B trong thực phẩm có thể đưa lượng hormone về mức bình thường.
Cách cân bằng nội tiết tố
Rèn luyện thân thể, tập thể dục thường xuyên
Đây là phương pháp không thể thiếu trong bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Có sức khỏe ngoại hình ắt hẳn cơ thể nội tại cũng khỏe. Hoạt động thể chất còn giúp giải tỏa căng thẳng, giảm gánh nặng trọng lượng,… Từ đó giúp điều hòa lại nội tiết tố.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng là nguyên do dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Có thể chọn cho bản thân những thú vui, sở thích là làm hằng ngày, xua tại stress, áp lực như ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, đi mua sắm… Có như vậy, tinh thần mới thoải máii, cơ thể mới khỏe mạnh để duy trì các hoạt động sống bình thường.
Áp dụng liệu pháp bổ sung hormone
Đây là một phương pháp điều trị truyền thống trong y khoa, nhưng chỉ áp dụng cho bệnh lý đặc biệt, có sự giám sát của nhân viên y tế và cũng chỉ có một số ít hormone mới bổ sung được từ bên ngoài. Ví dụ như kiểm soát tiểu đường tuýp 2 bằng cách tiêm trực tiếp hormone insulin vào cơ thể. Hay muốn giữ thai, sớm có thai, uống thuốc bổ sung hormone Progesterone…
Bên cạnh đó, một số hormone giới tính khác (Estrogen, Testosteron) cũng có thể cải thiện khi bị rối loạn, nhưng không phải bổ sung trực tiếp mà thông qua các sản phẩm hỗ trợ:
- Ví dụ như để cải thiện hormone nữ giới Estrogen có thể dùng các dòng viên uống chiết xuất mầm đậu nành, sữa ong chúa, hạt maca (Viên uống BBB Orihiro). Trong các loại thảo dược này sẽ chứa các nhóm chất hóa học có cấu tạo và hoạt tính tương tự Estrogen, giúp cải thiện các chức năng mà Estrogen đảm nhiệm. Từ đó giúp tăng cường nội tiết tố, khắc phục toàn bộ các vấn đề xảy ra khi thiếu hụt hormone.
Viên uống nở ngực BBB Orihiro
- Ví dụ để cải thiện hormone nam giới Testosteron, có thể dùng các sản phẩm chứa nhiều kẽm (Viên uống tinh chất hàu tươi maca Orihiro), vì kẽm là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản sinh tổng hợp hormone nam.
Viên uống tinh chất hàu tươi maca Orihiro
Như vậy, trên đây Orihiro đã chia sẻ toàn bộ những vấn đề xoay quanh rối loạn nội tiết tố. Đây là vấn đề sức khỏe có thể cải thiện nếu bạn biết rõ nguyên nhân và nắm được cách khắc phục. Cân bằng, duy trì được lượng hormone trong cơ thể sẽ giúp bạn luôn khỏe, ít gặp các vấn đề bệnh lý liên quan đến hormone.